cây sâm đất , cây sâm đất có mấy loại , cây sâm đất có tác dụng gì
Sâm đất là một loại cây mọc hoang ở nước ta được dùng nấu canh hoặc xào với tỏi trong các bữa ăn của người dân. Loại thảo dược này có rất nhiều tác dụng quý đối với sức khỏe nên có tên gọi là sâm đất. tìm hiểu thêm về những tác dụng của loại cây dược liệu quý này nhé!
Sâm đất có tác dụng gì?
1. Sâm đất giúp não bộ khỏe mạnh và tăng cường chức năng não bộ
2. Sâm đất giúp nhuận tràng
3. Sâm đất giúp ổn định đường huyết
4. Sâm đất giúp giảm cholesterol
5. Sâm đất giúp ngăn ngừa ung thư
6. Sâm đất giúp bảo vệ tim mạch
7. Sâm đất có tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn
8. Sâm đất giúp bồi bổ cơ thể, chống suy nhược
9. Sâm đất giúp hệ xương chắc khỏe
10. Sâm đất giúp sáng mắt, cải thiện thị lực
Một số món ăn, bài thuốc chữa bệnh từ sâm đất
1. Sâm đất trị bệnh tiểu đường
2. Sâm đất trị tiêu chảy
3. Sâm đất trị táo bón
4. Sâm đất trị tiểu tiện nhiều
5. Sâm đất trị sỏi thận
6. Sâm đất chữa cao huyết áp
7. Sâm đất bồi bổ khí huyết
8. Sâm đất trị các bệnh về xương khớp
9. Sâm đất trị chứng ra mồ hôi trộm
10. Sâm đất trị các bệnh ghẻ lở
11. Sâm đất trị viêm đường tiết niệu
12. Sâm đất chữa ho lâu ngày
13. Sâm đất giải độc gan
14. Sâm đất giúp phục hồi sau phẫu thuật
Những lưu ý khi sử dụng sâm đất
Giới thiệu về cây sâm đất
Sâm đất là cây gì?
Sâm đất thường mọc hoang ở nước ta
Sâm đất thường mọc hoang ở nước ta
Cây sâm đất còn có tên gọi khác là Sâm rừng, sâm nam, sâm quy bầu…
Tên khoa học: Talinum paniculatum
Họ: Hoa phấn (Nyctaginaceae)
Sâm đất thuộc cây thân thảo, mọc tỏa ra sát mặt đất, phân nhánh ở phía dưới. Phần rễ của cây sẽ phát triển thành củ với màu vàng nhạt. Phần củ chính là bộ phận có tác dụng nhất trong toàn bộ cây. Lá cây mọc so le, có dạng hình trái xoan. Phần gốc của lá thót lại, cuống rất ngắn. Phiến lá dày, phần mép hơi lượn sóng, cả mặt trên và mặt dưới đều có màu xanh bóng.
Hoa sâm đất nhỏ, có màu hồng, mọc ở ngọn thân hoặc ở các nhánh. Quả nhỏ, mọng, khi chín có màu đỏ nâu, bên trong có hạt rất nhỏ và có màu đen nhánh, rất bóng.
Sâm đất phân bố ở đâu?
Sâm đất có nguồn gốc từ Trung Mỹ. Ở Việt Nam, sâm đất mọc hoang ở rất nhiều nơi nhưng tập trung nhiều nhất ở khu vực trung du miền núi.
Sâm đất có mấy loại?
Sâm đất chia thành 3 loại sau:
Thổ sâm: Loại này còn có tên gọi khác là cao ly, giả nhân sâm, đông dương sâm, sâm thảo… có tên khoa học là Talinum paniculatum, thuộc họ rau sam.
Sâm mồng tơi: Loại này có tên khoa học là Talinum fruticosum cũng thuộc họ rau sam.
Sâm nam: Đây là loại sâm khá quý hiếm được đề cập đến trong bài viết này.
Thu hái và chế biến sâm đất
Toàn bộ cây sâm đất đều được dùng làm thuốc, tuy nhiên phần củ sâm là được sủ dụng nhiều nhất
cây sâm đất có tác dụng gì
Bộ phận dùng: Toàn cây sâm đất đều có thể dùng làm thuốc nhưng phần củ vẫn là thông dụng nhất.
Thu hái: Lá và thân cây sâm đất có thể thu hái quanh năm. Tuy nhiên người ta thường thu hoạch rễ vào mùa thu mới có chất lượng cao nhất.
Chế biến: Sau khi thu hái, người ta sẽ đem rửa sạch sâm đất rồi phơi hoặc sấy cho khô.
Thành phần hóa học có trong cây sâm đất
Thành phần hóa học chính trong cây sâm đất là chất pectin, Boerhavia acid, punarnavine, potassium nitrate, tannins, phlobaphene và rất nhiều các vitamin khác…
Phần rễ sâm đất chứa chất alkaloid có hoạt tính là punarnavine 0,01% và một số các hợp chất các chất khác như: gôm, nitrat kalium, tinh bột, chất dầu dễ bay hơi, …
Khám phá: Cây mật nhân là gì: đặc điểm và tác dụng của mật nhân đối với sức khỏe
Sâm đất có tác dụng gì?
Theo Đông y, sâm đất có vị ngọt tính bình, có các tác dụng sau:
Thanh nhiệt, giải độc và làm mát gan
Kháng viêm, giảm đau
Tăng sức đề kháng cho thể
Nhanh chóng làm lành vết thương
Trị các bệnh về hô hấp
Chữa bệnh xuất tinh sớm, liệt dương, thận yếu…
Điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh và các vấn đề khó chịu trong thời kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ
Làm đẹp da,giúp da sáng hồng
Cải thiện huyết áp và lưu thông máu
Theo y học hiện đại, sâm đất có những tác dụng như sau:
1. Sâm đất giúp não bộ khỏe mạnh và tăng cường chức năng não bộ
Theo các nghiên cứu cho thấy trong củ sâm đất chứa các vitamin bổ dưỡng cho não, đặc biệt là sắt giúp não bộ có đủ chất dinh dưỡng hoạt động và mạch máu não lưu thông tốt hơn.
Sâm đất giúp tăng cường chức năng não bộ
Sâm đất giúp tăng cường chức năng não bộ
2. Sâm đất giúp nhuận tràng
Trong củ sâm đất có chứa một lượng chất xơ hòa tan giúp quá trình tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Bên cạnh đó các hợp chất chống oxy hóa có trong củ sâm đất sẽ giúp bảo vệ đại tràng và dạ dày giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả và luôn khỏe mạnh.
3. Sâm đất giúp ổn định đường huyết
Thành phần dinh dưỡng đặc biệt có trong sâm đất có tác dụng giúp làm chậm quá trình tiêu hóa, chuyển hóa tinh bột thành các dạng đường đơn giản giúp ổn định đường huyết.
4. Sâm đất giúp giảm cholesterol
Trong sâm đất chứa hàm lượng chất xơ hòa tan cao giúp cơ thể ngăn chặn việc hấp thụ cholesterol xấu có hại cho sức khỏe và hệ tim mạch.
5. Sâm đất giúp ngăn ngừa ung thư
Sâm đất có nhiều chất chống oxy hóa cao, đặc biệt là pectin giúp tiêu diệt các gốc tự do gây hại, bảo vệ cơ thể khỏi các tế bào ung thư phát triển.
6. Sâm đất giúp bảo vệ tim mạch
Khả năng hạn chế các cholesterol cùng trong máu giúp giảm thiểu nguy cơ mắc đột quỵ và các bệnh tim mạch. Bên cạnh đó các hoạt chất chống oxy hóa cũng giúp bảo vệ hệ tim mạch tốt hơn.
7. Sâm đất có tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn
Sâm đất có khả năng kháng viêm và kháng khuẩn nhờ các chất chất oxy hóa và hàm lượng pectin vô cùng cao.
8. Sâm đất giúp bồi bổ cơ thể, chống suy nhược
Sâm đất có tác dụng bồi bổ cơ thể, chống suy nhược
Sâm đất có tác dụng bồi bổ cơ thể, chống suy nhược
Trong sâm đất chứa nhiều chất dinh dưỡng có giá trị sinh học cao giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể và tăng sức đề kháng, bồi bổ cơ thể, chống suy nhược rất tốt.
9. Sâm đất giúp hệ xương chắc khỏe
Trong sâm đất chứa hàm lượng các chất khoáng cao, đặc biệt là hàm lượng canxi và phốt pho rất cần thiết cho quá trình hình thành xương. Vì vậy củ sâm đất rất cần thiết cho những người lớn tuổi hoặc những ai mắc bệnh loãng xương, bệnh xương khớp….
10. Sâm đất giúp sáng mắt, cải thiện thị lực
Hàm lượng vitamin A có trong củ sâm đất sẽ giúp cải thiện các vấn đề về thị lực, giúp sáng mắt và ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng ở người già.
Một số món ăn, bài thuốc chữa bệnh từ sâm đất
1. Sâm đất trị bệnh tiểu đường
Sâm đất có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả, hiện nay ở trong một số loại thuốc trị tiểu đường có chưa thành phần sâm đất.
Nguyên liệu: 70g sâm đất tươi hoặc cũng có thể dùng 25g sâm đất khô
Cách làm: Bỏ sâm đất vào ấm đem đi sắc với 1 lít nước trên lửa nhỏ. Dùng mỗi ngày uống 1 thang thuốc. Sử dụng liên tục 1 tháng sẽ thấy hiệu quả.
2. Sâm đất trị tiêu chảy
Nguyên liệu: 15 – 30g sâm đất, 15g đại táo.
Cách làm: Rửa sạch nguyên liệu rồi cho thêm 1 – 1,5 lít nước đun sôi lấy nước uống hàng ngày.
Tác dụng chính: Trị tiêu chảy do hệ tiêu hóa hoạt động kém
Sâm đất điều trị tiêu chảy
Sâm đất có tác dụng điều trị tiêu chảy
3. Sâm đất trị táo bón
Nguyên liệu: 30g lá sâm đất, 20 rễ đinh lăng, 30 vừng đen rang, 30g lá vông non, 20g lá thiên lý.
Cách làm: Rửa sạch tất cả nguyên liệu rồi cho vào nồi đun sôi lấy nước uống trong ngày cho đến khi chứng táo bón hết hẳn.
Tác dụng: Điều trị các bệnh về táo bón.
4. Sâm đất trị tiểu tiện nhiều
Nguyên liệu: 60g sâm đất, 50g rễ cây kim anh.
Cách làm: Cho tất cả các nguyên liệu vào ấm sắc cùng 550ml nước khi còn 250ml thì bắc xuống chia thuốc thành 2 lần/ngày . Dùng liên tục trong 5 ngày để thấy hiệu quả.
5. Sâm đất trị sỏi thận
Nguyên liệu: 10g sâm đất khô
Cách làm: Tán mịn sâm đất thành bột mịn rồi hòa tan cùng 1 lít nước sôi. Hàng ngày, uống hết chỗ nước này đến khi bệnh thuyên giảm.
Tác dụng: Tán nhỏ sỏi, trị bệnh sỏi thận
6. Sâm đất chữa cao huyết áp
Nguyên liệu: 12g sâm đất
Cách làm: Lấy toàn bộ cây sâm đất cả rễ và thân để đun với nước uống hàng ngày.
Tác dung: Trị bệnh cao huyết áp
7. Sâm đất bồi bổ khí huyết
Nguyên liệu: 20g sâm đất, hoài sơn, thục địa, ý dĩ, liên nhục mỗi loại 12g, đương quy, mạch môn, bạch truật mỗi loại 8g, táo nhân 6g, ngưu tất 8g.
Cách làm: Đem tất cả nguyên liệu mang cho vào ấm sắc thành thuốc uống hết trong ngày. Sử dụng liên tục cho đến khi cơ thể khỏe mạnh.
Tác dụng: Trị cơ thể suy nhược, người mệt mỏi, kém ăn…
8. Sâm đất trị các bệnh về xương khớp
Sâm đất giúp điều trị các bệnh về xương khớp rất hiệu quả
Nguyên liệu: 700g củ sâm đất tươi, 5 lít rượu trắng.
Cách làm: Làm sạch sâm đất rồi cho vào hũ thủy tinh. Đổ rượu vào đậy nút kín, để ngâm trong vòng 6 tháng là có thể sử dụng được. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 chen bằng chén hạt mít (khoảng 20ml).
Tác dụng: Trị các bệnh đau nhức xương khớp
9. Sâm đất trị chứng ra mồ hôi trộm
Nguyên liệu: 60g sâm đất, nửa cái dạ dày heo.
Cách làm: Sơ chế các nguyên liệu cho sạch rồi thái miếng cho vừa ăn cho vào nồi hầm và ăn hàng ngày cho đến khi khỏi bệnh.
Tác dụng: Trị chứng ra mồ hôi trộm cả ở trẻ em và người lớn
10. Sâm đất trị các bệnh ghẻ lở
Nguyên liệu: 1 nắm hạt sâm đất
Cách làm: Ngâm hạt sâm đất cho nở tạo thành chất keo giống như thạch rồi đắp vào chỗ mụn nhọt, ghẻ lở.
Tác dụng chính: trị các bệnh ngoài da, ghẻ lở.
11. Sâm đất trị viêm đường tiết niệu
Nguyên liệu: 75g sâm đất tươi, 20g sâm đất khô.
Cách làm: Đun sôi sâm đất tươi với 250ml nước. Sâm đất khô thì đem tán thành bột mịn. Sử dụng nước sắc để uống cùng bột mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng.
Tác dụng chính: Trị viêm đường tiết niệu
12. Sâm đất chữa ho lâu ngày
Nguyên liệu: 20g sâm đất, 20g hà thủ hô trắng, 20g thông thảo, 1 con gà nhỏ khoảng 400g.
Cách làm: Đem gà sơ chế rồi cho vào nồi hầm chung với các dược liệu đã chuẩn bị ở trên cho chín nhừ, ăn cả cái lẫn nước.
Tác dụng: Trị ho lâu ngày không khỏi.
Sâm đất trị ho lâu ngày không khỏi
Sâm đất trị ho lâu ngày không khỏi
13. Sâm đất giải độc gan
Nguyên liệu: 10g sâm đất khô.
Cách làm: Sắc sâm đất khô rồi uống thay nước lọc hằng ngày. Hoặc bạn cũng có thể dùng lá sâm đất để nấu canh ăn mỗi ngày cũng có tác dụng giải độc cho gan khá hiệu quả.
Tác dụng: mát gan, giải độc gan
14. Sâm đất giúp phục hồi sau phẫu thuật
Nguyên liệu: 200g sâm đất, 300g sườn lợn, 200g hoàng kỳ.
Cách làm: Cho hoàng kỳ đem sắc lấy nước bỏ riêng. Sườn lợn sơ chế qua rồi cho vào nước hoàng kỳ ninh tiếp cho đến khi mềm. Cuối cùng cho sâm đất vào và đun trên lửa nhỏ tầm 5 phút. Nêm nếm gia vị cho vừa miệng rồi bắt xuống ăn nóng. Nên ăn ăn 2 – 3 lần/tuần để nhanh chóng hồi phục.
Tác dụng chính: Hồi phục sức khỏe sau phẫu thuật
Khám phá: Đông trùng hạ thảo là gì: đặc điểm và tác dụng của dông trùng hạ thảo đối với sức khỏe
Những lưu ý khi sử dụng sâm đất
Không sử dụng sâm đất trong thời gian dài. Các nghiên cứu cho thấy, người sử dụng quá nhiều củ sâm đất trong một thời gian có thể khiến cơ thể bị ngộ độc, buồn nôn, ra nhiều mồ hôi.
Không sử dụng củ sâm đất đối với trẻ em và phụ nữ đang mang thai.
Không sử dụng sâm đất cho những người đang bị bệnh rối loạn chức năng thận hoặc bệnh gout mà đang điều trị bằng thuốc. Bởi các chất trong sâm đất có thể làm mất đi tác dụng của thuốc điều trị khiến bệnh lâu khỏi hơn.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp thêm một số thông tin về tác dụng cũng như cách sử dụng đúng của cây sâm đất. Dù là thảo dược lành tính, tuy nhiên bạn cũng nên tuân thủ theo chỉ định, liều lượng cũng như thời gian sử dụng để đạt hiệu quả cao nhất.
*** Lưu ý : hiệu quả điều trị và khả năng phục hồi tùy thuộc vào cơ địa mỗi người khi dùng thảo dược này